Đại Ý:

Tôn giáo là kết quả của sự hệ thống hóa là sự kết hợp của một hay nhiều niềm tín ngưỡng khác nhau.

Không có tôn giáo nào là chân lý tuyệt đối cả. Trên thế giới hiện tại có khoảng 4500 tôn giáo khác nhau. 

Trong lịch sử nhân loại đã có ước lượng vài trăm ngàn tôn giáo đã thành hình và đã biến mất.

Trở lại:

-      Tôn Giáo

-      Giới Thiệu

 

 

Chữ “tôn giáo” thường được nhiều người dùng một cách mơ hồ khi nói về hoặc là “niềm tín ngưỡng”, hoặc là “hệ thống tín ngưỡng”, hoặc là “tổ chức tín ngưỡng”, hoặc là tất cả những thứ kể trên.

Tôi phân biệt “niềm tín ngưỡng”, “hệ thống tín ngưỡng” và “tổ chức tín ngưỡng” rõ rệt dưới đây.

“Niềm tín ngưỡng” của một người những gì mà họ “tin”. Nói cách khác, niềm tín ngưỡng chỉ là những khái niệm về các vấn đề tâm linh. Một số thí dụ về “niềm tín ngưỡng” thường thấy là:

1. Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả ấy, có nghĩa là làm ác sẽ gặp ác và làm lành sẽ gặp lành.

2. Ăn chai để tránh sát sanh sẽ được phước đức.

3. Mỗi người sau khi chết sẽ đầu thai sống lại trong kiếp sau và tiếp tục như vậy mãi mãi trong vòng sinh tử.  Tùy duyên nghiệp của mỗi người mà họ sẽ đầu thai lại thành người hay thành thú vật, hoặc thành một người giàu sang hay nghèo hèn.

4. Thượng Đế là tối thượng, duy nhất, toàn năng và sáng tạo ra vạn vật trong vũ trụ.

5. Yêu thương và tôn thờ Thượng đế thì sẽ sau khi chết rồi sẽ được lên Thiên đàng sống đời đời. Không tôn thờ hay không tin có Thượng đế thì sau khi chết sẽ bị đày xuống Hỏa ngục vĩnh viễn.

6. Có một quỷ vương gây ra và truyền bá mọi sự cám dỗ và tội lỗi của nhân loại.

7. Mỗi người đều có một linh hồn bất diệt

8. Khi người chết rồi mà linh hồn chưa siêu thoát hay đầu thai được thì sẽ vướng víu ở lại thành ma quỷ hiện ra phá phách người còn sống.

9. Cúng Thần Tài thì sẽ làm ăn khá giả.

10. Cất nhà đúng theo phong thủy thì tình duyên, gia đạo, sức khỏe, sự nghiệp đều tốt lành.

11. Có những lá bùa đeo vào người sẽ bảo vệ tránh được tai nạn.

“Hệ thống tín ngưỡng” là một số niềm tín ngưỡng được hệ thống hóa chung lại với nhau thành một tập hợp có tên tuổi và quy củ riêng.

Trong danh sách các niềm tín ngưỡng kể trên, tập hợp từ số 1 đến số 3 là những thí dụ tìm thấy trong một hệ thống gọi là “Phật giáo”, tập hợp từ số 4 đến số 6 là những thí dụ tìm thấy trong một hệ thống gọi là “Thiên chúa giáo”.  Niềm tin số 7 (về linh hồn) có mặt trong cả Phật giáo lẫn Thiên chúa giáo. Các niềm tin từ số 8 đến số 11 thật ra là hỗn hợp các niềm tin dân gian tạp nhạp từ nhiều nguồn gốc  văn hóa khác nhau. Tuy nhiên các niềm tin nầy cũng đã được thu nhận bởi đa số Phật tử cũng bởi không ít tín đồ Thiên chúa giáo.

Một “tổ chức tín ngưỡng” là một đoàn thể, một cơ quan có nhiệm vụ lãnh đạo, phổ biến, điều hành, quản trị, v.v. một hệ thống tín ngưỡng. Thí dụ như Tòa Thánh Vatican là cơ quan lãnh đạo của Công giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam là cơ quan lãnh đạo của Phật giáo ở Việt Nam, v.v. Những chùa, nhà thờ, thánh thất, v.v. cũng là những tổ chức tín ngưỡng. Những tăng sư, linh mục, v.v. cũng được kể là những thành phần của các tổ chức tín ngưỡng (vì họ góp phần vào việc phổ biến, điều hành, quản trị tôn giáo của họ).

Như đã nói, nhiều người thường pha lẫn các ý nghĩa trên khi nói đến chữ “tôn giáo”.

Thí dụ như nếu có ai bài bác khái niệm “Thượng Đế là tối thượng, duy nhất, toàn năng và sáng tạo ra vạn vật trong vũ trụ” thì nhiều tín đồ Thiên chúa giáo cho rằng người đó đang đả kích tôn giáo của họ. Đó là vì những tín đồ nầy đang đồng hóa một “niềm tín ngưỡng” (có nghĩa chỉ là một khái niệm tâm linh) với “tôn giáo”.

Một nhận xét khá lý thú là nếu có người bài bác một khái niệm tâm linh khác như “đeo bùa sẽ tránh được tai nạn” thì hầu như không ai cho rằng người đó đang đả kích một tôn giáo. Đó là vì khái niệm bùa chú đó chỉ là một niềm tín ngưỡng của dân gian, và nó không là một giáo điều của một tôn giáo nào cả.

Cũng thí dụ như nếu có ai chỉ trích Giáo hội Phật giáo Việt Nam hay vị tăng trụ trì một ngôi chùa về một hành vi gì đó thì nhiều tín đồ Phật giáo cho rằng người đó đang chỉ trích tôn giáo của họ. Đó là vì những Phật tử nầy đồng hóa “tổ chức tôn giáo” với “tôn giáo”.

Theo tôi thì:

a/ Tôn giáo là kết quả của sự hệ thống hóa các niềm tin về thần linh:

Các phương cách tôn thờ, dâng cúng lễ vật và các huyền thoại về những thần linh càng ngày càng tích tụ lại và trở nên phức tạp, khó hiểu. Phức tạp vì chúng là sản phẩm từ nhiều nguồn gốc, của nhiều đoàn thể, bởi nhiều lý do khác nhau mà ra. Khó hiểu vì thật sự chính những người sản xuất ra chúng cũng chẳng hiểu rõ ý nghĩa của chúng. Tuy vậy, con người là một loài vật có trí óc tổ chức. Họ hệ thống hóa tất cả các niềm tin của họ lại và từ đó chúng ta có tôn giáo.

Sở dĩ ngày nay có nhiều tôn giáo khác nhau là vì chúng xuất phát từ nhiều nhóm dân tộc có những nhu cầu, đời sống, phong tục, niềm tin khác nhau.

b/ Các tôn giáo chỉ là những tổ chức của những “chuyên gia” về tôn giáo:

Hầu như song song với sự thành lập của tôn giáo, một số nhỏ cá nhân trở thành “chuyên gia” về các cách thức tôn thờ, dâng cúng lễ vật và các huyền thoại về thần linh trong tôn giáo của họ.

Những “chuyên gia” nầy tập hợp lại thành đoàn thể rồi cũng hệ thống hóa cách sinh hoạt, cơ chế, luật lệ cho đoàn thể nầy của họ. Từ đó chúng ta có tổ chức tôn giáo.

c/ Giáo lý, giáo điều chỉ là sản phẩm của những “chuyên gia” về tôn giáo:

Giáo lý, giáo điều là tập hợp những những “chân lý”, những hứa hẹn, những luật lệ mà người ta cho là thần linh ban ra.

Giáo lý, giáo điều thật ra chỉ là tập hợp những huyền thoại đặt chế ra bởi con người phản ảnh những ý tưởng và kiến thức hạn hẹp đương thời của các “chuyên gia” về tôn giáo. Giáo lý, giáo điều được lưu trữ, truyền dạy và thêm bớt sửa đổi từ thế hệ nầy qua thế hệ khác.

Có vô số thí dụ trong tôn giáo cho thấy điều nầy. Một thí dụ điển hình là Kinh Thánh nói rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ. Điều nầy phản ảnh kiến thức hạn hẹp của con người ở khoảng 2000 năm về trước khi Thiên Chúa giáo vừa mới thành hình.  


Cấu trúc của một tôn giáo

Nói chung, một tôn giáo cần phải có ít nhất 3 thành phần: 1/ một niềm tín ngưỡng, 2/ một số đông đủ tín đồ, và 3/ một tập hợp những luật lệ hay giáo điều.

Đạo Phật, đạo Thiên Chúa là các thí dụ của sự hệ thống hóa của từng niềm tín ngưỡng riêng biệt và khác nhau. Đạo Cao Đài là một thí dụ của sự hệ thống hóa của tập hợp nhiều niềm tín ngưỡng khác nhau.

Hầu như tôn giáo nào cũng có ít nhất một tổ chức điều hành (thí dụ các giáo hội Phật giáo, tòa thánh Vatican, v.v.). Tuy nhiên trong trường hợp như đạo Ông Bà của Việt Nam chẳng hạn, tuy cũng hội đủ 3 thành phần trên nhưng không có một tổ chức điều hành chính thức. 

Một điều nổi bật đáng nhận thấy là không có tôn giáo nào sở hữu chân lý tuyệt đối cả. Trên thế giới hiện tại có khoảng 4500 tôn giáo khác nhau. Trong lịch sử nhân loại đã có ước lượng vài trăm ngàn tôn giáo đã thành hình và đã diệt vong. Nhiều tôn giáo nầy đã từng chiếm đóng địa vị quan trọng trong những nền văn minh lớn đã mai một như Ai Cập, La Mã, Inca, v.v.

Một điều cần nhận thấy là số lượng của tín đồ của một tôn giáo quyết định vị thế của tôn giáo đó trong xã hội.

Một điều cần nhận thấy là số lượng của tín đồ của một tôn giáo quyết định vị thế của tôn giáo đó trong xã hội.

Trong Anh ngữ có những tiểu nhóm tôn giáo được gọi là “cult”. Những nhóm nầy bị xem là “tiểu nhánh” hay “ngoài lề” của một tôn giáo “lớn” khác như Phật giáo hay Thiên Chúa giáo. Chữ “cult” thường mang hàm ý “biến thái” hay “tà đạo”.

Tuy vậy, khi nhìn vào cấu trúc thì thật ra những tiểu nhóm nầy không khác gì với những tôn giáo “lớn” khác cả. Chúng cũng có đầy đủ 3 yếu tố kể trên của bất cứ một tôn giáo nào khác. Điều khác biệt duy nhất là số tín đồ của những tiểu nhóm nầy rất ít ỏi so với các tôn giáo “lớn”.

Phật giáo ở Việt Nam có vài tiểu nhóm nổi tiếng loại nầy từ là đạo Dừa, đạo Hòa Hảo và gần đây là “đạo bà Thanh Hải”. Vào thập niên 70 có những tiểu nhóm chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian rất ngắn ngủi như đạo Chuối, đạo Vuốt, v.v.

Thiên Chúa giáo có vô số các tiểu nhóm loại nầy rải rác khắp cả Âu và Mỹ châu.


Những ảnh hưởng tốt của tôn giáo lên xã hội.

Tôn giáo nói chung mang lại nhiều ích lợi cho con người và xã hội.

1/ Tôn giáo giúp con người cảm thấy bớt lẽ loi nhỏ bé và bất lực trong cái vũ trụ bao la đáng sợ chung quanh họ.

2/ Tôn giáo đáp ứng nhu cầu "chinh phục sự chết" cần thiết trong bản năng sinh tồn tự nhiên của con người. 

3/ Tôn giáo cung cấp phương tiện và cơ hội để thỏa mản nhu cầu tâm linh của con người; thí dụ như cảm giác thông linh, giao hòa với một huyền lực bao la vĩ đại mà nhiều tôn giáo đã nhân cách hóa và gọi là "Thượng đế".

4/ Tôn giáo là một phương tiện giúp con người dễ bột phát những thiện tính đã có sẵn tự nhiên trong mỗi người và áp dụng những thiện tính nầy vào đời sống hàng ngày.

5/ Tôn giáo cung cấp một phương tiện khá hữu hiệu để truyền bá các tiêu chuẩn đạo đức và gìn giữ con người nằm trong khuôn khổ của các tiêu chuẩn đạo đức nầy.

6/ Tôn giáo giúp con người đoàn kết mạnh mẽ hơn khi cùng đứng với nhau trong một tập thể dưới một danh nghĩa cao cả chung.

Tuy vậy, tôi cần nhấn mạnh là hầu như tất cả các ảnh hưởng tốt kể trên đều có thể đạt được từ bản chất chân thiện mỹ cũng như khả năng đạo đức và tâm linh đã tự sẵn có trong tâm thức con người mà không cần sự hiện hữu của tôn giáo. 

 

Những ảnh hưởng xấu của tôn giáo lên xã hội.

Tôn giáo có nhiều lãnh vực tiêu cực về phương diện trí tuệ và tâm linh lẫn xã hội và nhân văn.Tôn giáo có nhiều lãnh vực tiêu cực về phương diện trí tuệ và tâm linh lẫn xã hội và nhân văn.

1/ Tôn giáo nào cũng cho rằng chỉ có họ là chính giáo, chỉ có giáo điều và “Thượng Đế” của họ là chân lý và tối thượng. Có những tôn giáo cho rằng tất cả tôn giáo khác đều là tà giáo, tất cả “Thượng Đế” của các tôn giáo khác là sản phẩm của sự lầm lẫn ngu tối của loài người. Sự tranh chấp nầy đưa đến hiềm khích và chiến tranh liên tục ở mọi tầng lớp trong lịch sử nhân loại. Đã và đang có vô số cuộc thảm sát, giết chóc xảy ra vì lý do trực tiếp liên quan đến tôn giáo.

2/ Tôn giáo được xây dựng dựa trên sự sợ hãi của con người. Từ đó tôn giáo trở thành một công cụ hữu hiệu của thiểu số cầm quyền dùng để cai trị và kiểm soát quần chúng ở mọi tầng lớp, từ thời xưa cổ cho đến ngay cả chính ngày hôm nay.

3/ Nhiều tôn giáo khuyến khích con người từ bỏ trí óc lý luận và suy xét để chấp nhập những đức tin huyễn hoặc, vô căn cứ.

4/ Nhiều tôn giáo khuyến khích con người tráo chuyển trách nhiệm trong quyết định, hành vi và hậu quả của cá nhân họ ra thành trách nhiệm của “Thượng Đế”.

5/ Nhiều tôn giáo phủ nhận giá trị và khả năng đạo đức cơ bản tự nhiên của con người.

6/ Tôn giáo không biến đổi kịp với sự tiến hóa về mặt khoa học, xã hội lẫn cả về mặt tâm linh của con người do đó trở thành chướng ngại vật trên đường tiến hóa của nhân loại.

7/ Nhiều tôn giáo tiếp tục gìn giữ và truyền dạy những giáo điều cổ hủ, lầm lạc và vô đạo đức (nếu so sánh với tiêu chuẩn xã hội và tâm lý ngày nay).

8/ Các tín đồ cực đoan dùng những giáo điều cổ hủ, lầm lạc và vô đạo đức trong tôn giáo họ để làm căn bản và lý do cho các hành động độc ác. Tùy vị thế và khả năng của các thành phần cực đoan nầy, các hành động độc ác của họ có thể có tai hại rộng lớn, lâu dài và sâu xa đến vô số người vô can khác.

9/ Bản chất mơ hồ, phức tạp và chuyển đổi không ngừng của tôn giáo làm cho đại đa số tín đồ không thể nhận ra được những bản chất tiêu cực cơ bản và quan trọng của nó. Các tổ chức tôn giáo (các “chuyên viên” về tôn giáo) nếu có nhận ra được các bản chất tiêu cực nầy đi nữa thì cũng vì quyền lợi riêng mà ém dấu hay không truyền bá chúng đến cho tín đồ.Theo tôi nổi bật nhất trong phương diện xã hội và nhân văn là tôn giáo thường bị lợi dụng danh nghĩa để thực hiện những chuyện vụ lợi riêng. Người ta có khuynh hướng không phản kháng các tổ chức, các hành động mang nhãn hiệu tôn giáo vì cái ấn tượng thiêng liêng, đạo đức gắn liền với tôn giáo.

Karl Marx nổi tiếng với chủ thuyết cộng sản đẫm máu. Tuy vậy tôi phải công nhận cách so sánh của Karl Marx về tôn giáo với thuốc phiện rất chính xác. Cái mà đại đa số chúng ta không nhìn thấy là chúng ta đã mê hoặc chính chúng ta và biến mình thành nô lệ của các tổ chức tôn giáo.

Con người thường cảm thấy bất lực và vô vọng trước những sự đau khổ và hủy diệt trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó, lời hứa hẹn được thương yêu chăm sóc bảo vệ trong kiếp nầy và một sự sống vĩnh hằng ở kiếp sau mang lại một ảo giác an lành khó gì sánh bằng, mặc dù ảo giác an lành nầy chỉ tạm bợ, mơ hồ và giả tạo (cũng giống như thuốc phiện). Để hưởng thụ cái ảo giác an lành nầy một cách trọn vẹn hơn, cũng giống như một gã nghiện, con người sẵn sàng nhắm mắt cố ý không nhận thấy những khuyết điểm lộ liễu và sự tai hại của tôn giáo. 

Để đón nhận cái ảo giác an lành nầy, con người sẵn sàng từ đánh đổi một tài sản quý giá đó là tri thức cùng khả năng phán xét bằng khối óc biết lý luận của mình để nhận lấy những giáo điều vô căn cứ và phản khoa học gọi là “đức tin”.

Để củng cố cái ảo giác an lành tạm bợ nầy và để tránh trách nhiệm cho chính mình, con người sẵn sàng giao phó quyền quyết định đúng sai, phải trái trong đời mình cho một thiểu số không hề quen biết chỉ vì thiểu số nầy tuyên bố rằng họ có những ân sũng huyền bí hay các kiến thức, khả năng đặc biệt hơn mọi người khác.

Và cũng giống như một gã nghiện, con người không dám chống đối hay chất vấn các giáo điều dù vô lý đến đâu.

Từ thái độ trên, con người tự chấp nhận trở thành nô lệ cho những tổ chức giữ độc quyền sản xuất và phân phát các ảo giác an lành tạm bợ và giả tạo đó.  Những người điều hành các tổ chức nầy sử dụng tôn giáo như một công cụ kiểm sóat và điều khiển từng cá nhân nói riêng và xã hội nói chung để củng cố địa vị, quyền lực và tài sản của riêng họ.

Có thể nói nổi tiếng nhất trong các tổ chức nầy là tòa thánh Vatican. Ở một mức độ thấp hơn về phương diện quy mô và quyền lực là đa số các giáo hội Phật giáo trong và ngoài nước Việt NamNhững công thức và phương cách buôn bán tín ngưỡng hữu hiệu nhất hầu như không khác nhau mấy bất kể Thượng Đế hay thần linh mang hình thức và màu sắc gì.


Make a Free Website with Yola.