Đại Ý:

Ngay cả những đệ tử thân tín nhất của Thích Ca không bao lâu sau khi ông chết cũng đã bắt đầu bất đồng ý với nhau về nội dung và ý nghĩa của những lời ông dạy. Sự bất đồng ý nầy vẫn còn kéo dài qua hơn 2000 năm nay cho đến bây giờ. 

 

Trở lại:

-      Phật Giáo

-      Giới Thiệu

 

 

Sự bất đồng ý giữa các tăng sư về “lời dạy thật sự của Thích Ca là gì?” trong quá khứ đã có lúc rất căng thẳng. Mức độ căng thẳng nầy có thể thấy được trong hai từ “Đại Thừa” và “Tiểu Thừa” vẫn còn dùng ngày nay.

Tông phái Đại Thừa xuất hiện từ khoảng 300 đến 700 năm sau khi Thích Ca qua đời. Lý thuyết giác ngộ cũng như phương cách cúng tụng bái lạy của Đại Thừa chịu nhiều ảnh hưởng bởi Ấn Độ Giáo và Lão Giáo.

Trong khi đó tông phái Nguyên Thủy (hay Tiểu Thừa) cho là triết lý giác ngộ và phương cách cúng bái của họ xuất phát từ lời dạy của Thích Ca hồi còn sinh tiền.

Vì phương cách tu hành của tông phái Đại Thừa dễ dàng và quen thuộc hơn tông phái Nguyên Thủy nên được các vua chúa Trung Quốc trong khoảng thế kỷ  thứ 8 yêu chuộng. Trong thời kỳ nầy, tông phái Đại Thừa thịnh hành và chiếm ưu thế ở Trung Quốc.  Từ “Tiểu Thừa” được các sư tăng Đại Thừa đặt ra trong thời nầy để dành cho phái “Nguyên Thủy” hay “Nam Tông”. “Tiểu Thừa” có nghĩa là “cỗ xe nhỏ” với hàm ý khinh miệt là “không đáng kể”.

Ngày nay thì từ “Tiểu Thừa” không còn mang ý nghĩa khinh thường, lăng mạ nầy trong dân gian nữa mà chỉ còn là một danh hiệu. Tuy vậy, triết lý giác ngộ và phương cách cúng bái của hai tông phái nầy vẫn khác biệt nhau rõ ràng và không tông phái nào nhìn nhận tông phái kia là đúng cả.  

Một thí dụ về những cái nhìn khác biệt nầy là quan niệm “Phật” Bồ Tát cứu độ chúng sinh trong tông phái Đại Thừa không giống như trong tông phái Tiểu Thừa. Một thí dụ nữa là tông phái Đại Thừa thờ Phật A Di Đà và Phật Di Lặc trong khi tông phái Tiểu Thừa không công nhận hai vị phật trên.

Ngày nay, đa số những chùa chiềng và sư sãi ở Việt Nam thuộc về Đại Thừa, do đó tông phái nầy cũng chiếm giữ địa vị quan trọng trong các tổ chức hành chính Phật giáo. Phần lớn Phật tử không phân biệt mấy Đại Thừa hay Tiểu Thừa. Họ thấy chùa là viếng, thấy tượng phật thì cầu xin, thấy kinh thì tụng niệm, thấy tăng sư thì xá lạy.

Ngày nay, sự tranh chấp về uy thế giữa hai tông phái chính của Phật Giáo vẫn còn xảy ra, tuy nhiên chỉ ngấm ngầm đàng sau lưng các ngôi tượng sơn son thếp vàng lộng lẫy.


Cập nhật: 6/2013


Make a Free Website with Yola.