Khái niệm "Chúa Trời để con mình là Giê Su hy sinh chết trên thập tự giá để rửa sạch tội cho nhân loại" mới nghe qua rất nhân ái và cao cả nhưng khi nhìn kỹ lại thì nó cũng không có ý nghĩa gì cả. Thử nghe qua mẫu đối thoại sau đây:
Hỏi: Giê Su là ai?
Đáp: Giê Su cũng là Chúa Trời (vì Chúa Ba Ngôi là một).
Hỏi: Giê Su hy sinh rửa tội trước mặt ai?
Đáp: Giê Su hy sinh rửa tội trước mặt Chúa Trời.
Hỏi: Tội là gì?
Đáp: Luật của Chúa Trời bảo cái gì là tội thì cái đó là tội.
Thế thì “Giê Su hy sinh chết trên thập tự giá để rửa sạch tội cho nhân loại“ có nghĩa là “Chúa Trời tự giết Chúa Trời trước mặt Chúa Trời để sửa đổi một luật lệ do chính Chúa Trời đặt ra”!
Khái niệm Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần cũng vậy. Mới nghe qua nó có vẻ rất huyền bí nhưng thật ra khi suy ngẫm kỹ lại thì nó không có ý nghĩa gì cả.
Nếu Chúa Trời, Giê Su và Thiên Thần đều là một thì: Chúa Trời làm cho trinh nữ Mary thọ thai để sinh ra chính Chúa Trời xuống trần gian để thực hiện một sứ mạng tự sát để gánh tội cho nhân loại. Điều nầy rất là vô nghĩa lý.
Nếu muốn gánh tội hay tha tội cho nhân loại thì tại sao một Thượng Đế toàn năng đầy quyền lực như Thiên Chúa không chỉ phán truyền một câu là mọi sự sẽ xong ngay? Tại sao phải cần có đổ máu thì sự tha thứ đó mới có hiệu nghiệm? Phải chăng điều nầy cho thấy bản chất hiếu sát và man rợ của môt dân tộc du mục trong thời kỳ cổ xưa Trung Đông? Và không phải sao cái bản chất đó đã là cha đẻ trực tiếp của cái khái niệm “cần phải đổ máu mới xóa tội được” trong Thiên Chúa giáo?
Và hơn nữa khi mà sứ mạng của Chúa Trời nầy không hề có một dấu hiệu thành công gì hết. Đó là vì sau sự hiện diện của Chúa Trời dưới hình dạng của Giê Su thì loài người vẫn tiếp tục sát hại, đàn áp, bóc lột lẫn nhau cũng như vẫn tiếp tục hưởng thụ đủ mọi khoái lạc mà Chúa Trời cấm đoán. Hiện tượng Giê Su đã không làm thay đổi gì vì bản chất của con người cả.