Trong khi viết về tôn giáo, tôi thường lấy Thiên Chúa giáo ra làm thí dụ. Khi nói về Thiên Chúa giáo, tôi xin được phân biệt ra 2 tập thể mà tôi gọi là “Thiên Chúa giáo Chính Tông” và “Thiên Chúa giáo Biến Cải”.
Thiên Chúa giáo Chính Tông theo định nghĩa là Thiên Chúa giáo dựa hoàn toàn vào 2 quyển Kinh Thánh, Cựu Ước và Tân Ước.
Thiên Chúa giáo Biến Cải là Thiên Chúa giáo dựa vào một phần nhỏ của 2 quyển Cựu và Tân Ước.
Thiên Chúa giáo Chính Tông chỉ có một dạng duy nhất, như đã được khẳng định trong Matthew 5:17 “…cho đến khi trời tan đất biến, không một chữ nhỏ nhất, không một nét viết bé nhất, có thể bị lấy ra khỏi Kinh Thánh dưới bất cứ hình thức nào cho đến khi mọi sự đã được thành tựu. Bất cứ ai vi phạm dù một điều nhỏ nhất trong những lời răn nầy hay dạy kẻ khác làm như vậy sẽ bị nguyền rũa ở nước Chúa, nhưng ai thực hành và truyền dạy những lời răn nầy sẽ được tôn vinh ở nước Chúa…”
Thiên Chúa giáo Biến Cải có vô số dạng. Có thể nói hầu như mỗi giáo xứ, mỗi gia đình, mỗi tín đồ mang một dạng Thiên Chúa giáo Biến Cải khác nhau. Lý do lŕ vě mỗi giáo xứ, mỗi gia đình, mỗi tín đồ tự lựa chọn một phần nhỏ của Cựu và Tân Ước (phần đông là Tân Ước) để truyền dạy và thực hành. Những phần lấy ra từ Cựu và Tân Ước nầy là những truyền thuyết, những giáo lý thích hợp với lương tâm và bản chất cơ bản trong con người của họ. Thêm vào đó, mỗi giáo xứ, mỗi gia đình, mỗi tín đồ tự diễn giải thêm bớt ý nghĩa cho những truyền thuyết và giáo lý nầy theo những đường hướng tuy tương tự nhưng khác nhau ở chi tiết tùy theo cách nhìn và hoàn cảnh của mỗi cá nhân. Những người nầy chối bỏ bằng cách không truyền dạy hay thực hành những giáo điều khác trong Cựu và Tân Ước vì lương tâm và bản chất cơ bản trong con người họ không chấp nhận những giáo điều nầy.
Thí dụ, tín đồ Thiên Chúa giáo Biến Cải truyền dạy và thực hành những điều sau đây: Không sát nhân, không trộm cắp, không nói dối, thương yêu đồng loại, chăm sóc gia đình, yêu kính cha mẹ, v.v.
Thí dụ, tín đồ Thiên Chúa giáo Biến Cải không truyền dạy hay thực hành những điều sau đây (mặc dù họ biết rằng họ đang vi phạm Matthew 5:17 như đã nêu ở trên): nếu biết một người là đồng tình luyến ái thì hãy giết chết họ, nếu con cái trong nhà cãi lời lại cha mẹ thì hãy giết chết chúng, nếu một người con gái không còn là trinh nữ trong đêm tân hôn thì hãy lôi họ ra đầu xóm và chọi đá cho đến khi họ chết, nếu thấy người hàng xóm làm việc trong ngày thứ bảy thì hãy giết họ chết, nếu thấy một người tôn thờ hình tượng thần linh của bất cứ tôn giáo nào khác Thiên Chúa giáo thì hãy giết chết người đó lẫn gia đình người đó và sau đó giết chết luôn hết cả thôn làng người đó kể cả đàn bà và trẻ con, v.v.
Những điều một nhóm Thiên Chúa giáo Biến Cải lựa chọn hay chối bỏ thường khác nhau đôi chút so với những điều các nhóm Thiên Chúa giáo Biến Cải khác lựa chọn hay chối bỏ.
Hầu hết người Công giáo Việt Nam đều thuộc vào dạng mà tôi gọi là Thiên Chúa giáo Biến Cải; cũng như rất nhiều các tín đồ Thiên Chúa giáo Mỹ hay các dân tộc khác trên thế giới.
Đại đa số tín đồ Công Giáo Biến Cải không biết mình thuộc dạng “biến cải”. Họ cũng không thích bị cho là “biến cải”.
Trong khi đó Tòa thánh La Mã là một tổ chức Công Giáo Chính Tông. Tòa thánh dựa niềm tin của họ vào toàn bộ cuốn Kinh thánh; mỗi chữ, mỗi đoạn từ đầu đến cuối. Tuy nhiên vì lý do chính trị, Tòa thánh luôn luôn cẩn thận trong việc công nhận giáo điều trong việc điều hành của họ. Họ chỉ lựa chọn và công khai truyền dạy cũng như áp dụng những giáo điều nào thích hợp với tình hình chính trị và xã hội đương thời.
Tòa thánh tuy tránh nhắc đến những giáo điều không còn thích hợp nữa (thí dụ như các giáo điều khuyến khích chuyện giữ nô lệ, giết người, trọng nam khinh nữ, v.v.) nhưng đồng thời họ cũng không bao giờ bác bỏ hay sửa đổi những giáo điều nầy. Tòa thánh ở trong một thế tiến thối lưỡng nan. Một mặt họ sẽ bị đả kích nếu công nhận những giáo điều vô đạo đức nầy là một phần của nền tảng tôn giáo họ; mặt khác họ sẽ phản bội chính Thượng đế của họ nếu phải sửa đổi hay chối bỏ các giáo điều nầy.
Đó là lý do tại sao Tòa thánh hoặc giữ im lặng nếu có thể hoặc tạo dựng ra đủ loại lý luận bất kể phản logic hay giả tạo đến đâu để bào chữa với người ngoài mỗi khi các vấn đề nầy được đưa ra.