Tóm Lược về Thiên Chúa Giáo
Toàn thể nền tảng của Thiên Chúa giáo dựa trên Kinh Thánh. Kinh Thánh được tín đồ xem là lời dạy trực tiếp từ Thượng đế.
Tuy vậy Kinh Thánh thật ra chỉ là một tác phẩm với nội dung góp nhặt từ các huyền thoại của những tôn giáo hay các bộ lạc đã có sẵn.
Lịch sử cũng cho thấy rằng quyển Kinh Thánh hiện hành chỉ là kết quả của một quá trình tuyển chọn và đúc kết qua nhiều thế kỷ từ nhiều bản kinh khác nhau. Sự tuyển chọn và đúc kết quan trọng cuối cùng vào thế kỷ 16 được một nhóm tu sĩ lãnh đạo chủ động để giải quyết các cuộc tranh cãi kịch liệt kéo dài nhiều thế hệ về những bất đồng ý kiến giữa các chi nhánh Thiên Chúa giáo lúc bấy giờ.
Thiên Chúa giáo đòi hỏi tín đồ phải có đức tin, tức là phải chấp nhận những tín điều một cách vô điều kiện và không được dùng phương pháp lý luận hay kiến thức khoa học để phân tích hay chất vấn.
Toàn thể nguyên lý cơ bản của Thiên Chúa giáo có thể được tóm gọn như sau: Thiên Chúa là đấng sáng tạo tối thương; nếu tôn thờ Thiên Chúa thì sau khi chết sẽ được cứu rỗi về Thiên Đàng vĩnh cửu, nếu không tôn thờ Thiên Chúa thì sẽ bị trừng phạt đời đời dưới Hỏa Ngục.
Đó là vì Thiên Chúa giáo phản ảnh nhu cầu tâm linh và lề thói xã hội của một bộ lạc du mục Trung Đông ở 2000 năm về trước. Điều nầy cũng thấy rõ ở hàng trăm điều răn trong Kinh Thánh không còn thích hợp với tiêu chuẩn nhân bản và đạo đức ngày nay của xã hội Tây Phương và phần lớn thế giới.
Tòa Thánh La Mã và những tổ chức lãnh đạo khác của Thiên Chúa giáo chủ trương tránh đề cập đến các điều răn cực đoan dạng trên. Đa số tín đồ không hề được giảng dạy về những điều răn nầy, và nếu cần thì chúng sẽ chỉ được nói đến một cách qua loa và trừu tượng. Chính các tu sĩ trong quá trình đào tạo trở thành linh mục cũng đã được huấn luyện các phương cách trình bày với giáo dân về các điều răn dạng nầy ra sao để khỏa lấp và ngăn ngừa hay làm giảm thiểu tác hại lên giá trị của Kinh Thánh.
Chính vì những lời răn cực đoan dạng nầy mà lịch sử của Thiên Chúa giáo đã vô số lần đẫm máu vì bất đồng ý kiến về tín điều hay chỉ vì tranh chấp quyền lợi lẫn nhau. Cũng vì sự hiện hữu của những lời răn cực đoan nầy mà Kinh Thánh vẫn còn mang một tiềm năng nguy hiểm khi tiếp tục bị sử dụng bởi những tín đồ quá khích trong tương lai.
Sự kiện có rất nhiều tiêu chuẩn đạo đức man rợ cũng như phong tục tập quán lỗi thời cổ hủ trong Kinh Thánh, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, cho thấy rằng đây chỉ có thể là một sản phẩm của con người chớ không thể nào là của một đấng toàn thiện, toàn mỹ.
Sự kiện có rất nhiều chi tiết tiền hậu bất nhất cũng như các sai lầm về mặt sinh vật lý học trong Kinh Thánh, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, cho thấy rằng đây chỉ có thể là một sản phẩm của con người chớ không thể nào là của một đấng toàn năng, toàn trí.
Khi tranh luận, tín đồ thường dùng một số lý luận thông dụng để biện hộ cho Kinh Thánh, và cho Thiên Chúa giáo. Những lối lý luận nầy hoặc sai logic hoặc dựa trên cơ bản “đức tin” (có nghĩa là không được dùng phương pháp lý luận hay kiến thức khoa học để phân tích hay chất vấn).
MỤC LỤC
Phần I – Quan Điểm và Nhận Xét về Thiên Chúa Giáo
1. Vài Quan Điểm của Tôi về Thiên Chúa Giáo
2. Ảnh Hưởng của Thiên Chúa Giáo lên An Sinh của Con Người
3. Tự Hỏi
7. Internet
8. Tổ Tiên
Phần II – Kinh Thánh
1. Sự Hình Thành của Kinh Thánh
2. Những Sự Bất Đồng Nhất trong Tân Ước
3. Kinh Thánh Vô Đạo Đức và Tàn Ác
4. Tiêu Chuẩn Đao Đức của Kinh Thánh
5. Diễn Giải về Mười Điều Răn trong Kinh Thánh
6. Sáu Câu Chuyện Loạn Luân trong Kinh Thánh
Phần III - Định Kiến và Ngụy Biện của Tín Đồ
2. Thượng Đế ở Đâu trước 2000 Năm Nay?
3. Vài Lý Luận Thường Dùng bởi Tín Đồ Thiên Chúa Giáo
8. Galileo
10. Elvis Presley
15. Nhân Chứng
Phần IV – Mê Tín trong Thiên Chúa Giáo
1. Lourdes
Đề mục nầy đang được bổ túc và cập nhật mỗi khi có bài viết mới.