Đại Ý:
Theo kinh sách, đã có vô số các vị phật khác “từ vạn ức kiếp" trước khi Thích Ca Mâu Ni sinh ra và thành Phật.
Tuy vậy, có một sự đối chọi trầm trọng giữa triết lý tu hành lẫn vũ trụ quan và nhân sinh quan của Thích Ca Mâu Ni và các vị phật trước ông.
Cũng theo kinh sách, khi Thích Ca Mâu Ni tu chứng quả thì bốn chân lý Khổ Tập Diệt Đạo mới bắt đầu được truyền dạy. Trong khi đó thì các vị phật khác “từ vạn ức kiếp trước” nầy có vẻ không hề biết đến Khổ Tập Diệt Đạo.
Do đó nếu công nhận sự hiện hữu của Thích Ca Mâu Ni cùng triết lý tu hành lẫn vũ trụ quan và nhân sinh quan của ông thì rất khó có thể công nhận triết lý tu hành lẫn vũ trụ quan và nhân sinh quan của các phật khác trước ông, cũng như sự hiện hữu của họ.
Theo kinh sách, đã có vô số các vị phật khác “từ vạn ức kiếp" trước khi Thích Ca Mâu Ni sinh ra và thành Phật.
Cũng theo kinh sách, khi Thích Ca Mâu Ni tu chứng quả thì bốn chân lý Khổ Tập Diệt Đạo mới bắt đầu được truyền dạy.
Có một sự đối chọi trầm trọng giữa triết lý tu hành lẫn vũ trụ quan và nhân sinh quan của Thích Ca Mâu Ni và các vị phật trước ông. Nếu có vô số các vị phật khác “từ vạn ức kiếp trước” Thích Ca Mâu Ni thì các vị nầy có vẻ không hề biết đến Khổ Tập Diệt Đạo.
Thích Ca chủ trương giải thoát là đoạn diệt khổ qua quá trình tự nghiệm, tự thực hành bốn chân lý Khổ Tập Diệt Đạo. Thích Ca dạy không ai cứu độ được ai cả. Ông chủ trương tu và hành ở thế giới hiện tại, không phô trương pháp thuật thần thông và không truyền dạy về Tây Phương Cực Lạc hay thế giới siêu hình.
Theo kinh sách thì các vị phật trước Thích Ca thường xuyên biểu dương pháp thuật thần thông và chú trọng vào Tây Phương Cực Lạc như một mục tiêu tối hậu. Các vị phật nầy cứu độ chúng sinh tai qua nạn khỏi và ban bố ân điển cho những Phật tử chăm chỉ tụng niệm, thành khẩn cung phụng chư tăng và tôn thờ các chư phật.
Nếu chữ “Phật” trước tên “Thích Ca” và chữ “Phật” trước tên của vô số vị phật kia giống nhau thì đáng lẽ triết lý tu hành lẫn vũ trụ quan và nhân sinh quan của họ cũng phải tương tự nhau. Đàng nầy, chúng đối chọi hẳn với nhau.
Khi đứng trước một luận đề “A” và một luận đề “Không A” thì chỉ có một trong hai luận đề là “thật” mà thôi.
Do đó nếu công nhận sự hiện hữu của Thích Ca Mâu Ni cùng triết lý tu hành lẫn vũ trụ quan và nhân sinh quan của ông thì rất khó có thể công nhận triết lý tu hành lẫn vũ trụ quan và nhân sinh quan của các phật khác trước ông (cũng như sự hiện hữu của họ).
Tuy vậy vô số người, từ Phật tử đến tăng sư, vẫn làm điều nầy được.
Đó là vì sự ngu muội và thiếu kiến thức của họ:
- Đối với Phật tử thì kinh sách nói có phật là họ tin, chùa chiềng có dựng tượng là họ thờ lạy. Phật tử chỉ biết nhắm mắt nghe theo những gì tăng sư phán dạy; ngay cả nếu có thắc mắc hay bất đồng ý họ cũng không dám chất vấn vì không tự tin ở kiến thức của mình và vì sợ bị tội.
- Tăng sư thì chỉ biết lập lại như vẹt những gì kinh sách và các bậc lão thượng truyền dạy mà không biết dùng trí óc lý luận và kiến thức thực tế của mình để suy xét thật giả.
Đó cũng là vì lòng tham lam của họ:
- Phật tử thì tham được phù hộ độ trì, tham được lên Tây Phương Cực Lạc, tham có phước khi tụng kinh bái lạy, tham cảm giác an lành thanh thoảng khi ê a kinh kệ, tham cảm thấy và được người khác cho là tu hành đạo đức.
- Tăng sư thì ngoài những cái tham giống như Phật tử vừa kể trên còn tham tiền bạc cúng dường, tham danh vọng uy quyền nên dù có nhận thấy những mâu thuẩn trầm trọng trong nền tín ngưỡng Phật Giáo thì họ cũng không đá động đến vì không muốn làm lung lay nguồn lợi tức lớn của mình.