Trở lại:

-      Phật Giáo

-      Giới Thiệu

 

 


Có người hỏi tôi về một bài báo nọ tường thuật hai “xá lợi toàn thân” (tức là xác khô, không ướp mà không hôi thối hay mục rã) ở ngoài Bắc của hai anh em thiền sư Vũ Khác Thường và Vũ Khắc Minh. Bài viết kể về hiện tượng khi hai người nầy ngồi kiết già rồi ra đi, để lại xác thân không bị thối mục và cho đó là do họ đã tu hành đắc đạo.

Tôi chưa bao giờ thấy tận mắt và cũng không biết rõ về hai vị trên.

Thật ra thì tôi thường không để tâm đến những hiện tượng nầy lắm. Thứ nhất là vì có rất nhiều trường hợp giả mạo. Người ta có quá nhiều lý do để giả mạo các vụ nầy: đứng đầu là lý do lợi nhuận và kế đó là lý do muốn làm vinh danh tôn giáo của họ. Thứ hai, đây chỉ là một hiện tượng tự nhiên thỉnh thoảng đã xảy ra ở nhiều nơi.

Hiện tượng xác người không thối rữa không hiếm hoi lắm. Xác thối rữa là vì bị vi khuẩn tấn công từ phía ngoài vào (qua da) và từ bên trong ra (do thực phẩm trong ruột sình thối). Các xác được giữ trong nhà mồ (thay vì chôn dưới đất) ở các địa phương có không khí khô (kể cả lạnh hay nóng) có thể mất hết nước khá nhanh do đó vi khuẩn không có môi trường sinh sản. Tế bào mỡ trong da thịt khi khô lại giúp thêm phần bảo quản lớp da bọc bên ngoài. Ngoài ra, nếu đồ ăn trong ruột người chết không chứa các chất hư thối thì số lượng vi khuẩn cũng ít và dễ bị hạn chế.

Quá trình này tuy tự nhiên nhưng cũng tương tự như khi người ta làm cá khô. Hình dáng của xác chết vẫn còn nhận ra mặt mũi tay chân nhưng thường đều khô đét và nhăn nhúm.

Tôi đã thấy tận mắt xác “không thối rữa” của thánh nữ Bernedette ở Paris. Khuôn mặt của Bernedette mà tín đồ nhìn thấy trong chiếc quan tài thủy tinh thật ra chỉ là một mặt nạ bằng sáp. Đôi tay cũng vậy, chỉ là sáp. Toàn thân của người nầy được che kín bằng quần áo nên không ai biết thật sự nó co rúm nhăn nhíu ra sao.

Một thí dụ khác là cái xác chết ở quảng đường Ba Đình. Cũng toàn là sáp với thuốc ướp.

Hơn nữa, nếu cho rằng “tu hành đắc đạo nên xác thân không thối rữa” thì câu nầy đi ngược lại với nguyên lý cơ bản của Phật pháp về “xác thân là tạm bợ không có gì đáng quyến luyến”.

Tuy vậy, lần nầy tôi google và tìm thấy thêm một số bài viết khác cũng tường thuật về hiện tượng nầy.

(http://tim.vietbao.vn/V%C5%A9_Kh%E1%BA%AFc_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng/)

Trong các bài viết nầy có một số ảnh chụp các “xá lợi” nầy. Sau khi đọc hết nội dung và nhất là xem xét kỹ các tấm ảnh đó, tôi nhận thấy hai cái gọi là “xá lợi” ấy thật ra chỉ là hai cái xác khô đang mục rã dần dần mà người ta đã và đang làm đủ mọi cách để bảo tồn chúng.

Một trong những việc họ làm là sơn phết bên ngoài các xác đó  bằng nhiều loại sơn khác nhau để bảo quản (có đến 11 lớp sơn trên xác đó, kể cả sơn mài và dát bạc). Đồng thời các lớp sơn nầy cũng cứng đủ để chống đỡ cho các xác giữ được tư thế hiện tại. (Họ gọi việc nầy là “tượng táng”.)

Thí dụ như bài “Bí ẩn xác ướp tại VN…” (là một trong những bài trên) cho thấy sự khác nhau giữa hình ảnh “nhục thân” của Tổ sư Chuyết Chuyết (thế kỷ 17, chùa Phật Tích, Bắc Ninh) trước và sau khi được tu bồi. Trước: một bó xương khô. Sau: một tượng người ngồi kiết già.

Vì thế không thể cho rằng xác nầy vẫn còn nguyên vẹn, không bị hư hủy. Nếu quảng cáo bán hàng kiểu nầy thì theo tôi đó là có chủ ý giả mạo.

 

 


Make a Free Website with Yola.