Vào:

 

-  Giới Thiệu

 - Tôn Giáo

 - Thiên Chúa Giáo

 

 

 

Tóm Lược về Phật Giáo

Thích Ca Mâu Ni là người đã khởi phát một hệ thống triết lý được xem là nền tảng của Phật giáo.

Tuy vậy ngày nay không ai có thể biết rõ chắc chắn tất cả những gì Thích Ca đã thật sự dạy khi còn sinh tiền. Đó là vì khoảng từ 500 đến 800 năm sau khi ông qua đời thì các đệ tử mới bắt đầu ghi chép lại những gì ông dạy. Trước đó họ chỉ học thuộc lòng rồi chuyền miệng nhau từ thế hệ nầy sang thế hệ khác.

Chính vì lý do nầy mà không lâu sau khi Thích Ca qua đời thì các đệ tử bắt đầu bất đồng ý với nhau về vấn đề Thích Ca đã dạy hay không đã dạy điều gì. Từ đó họ bắt đầu ly khai để tạo lập nhiều chi nhánh riêng cho chính họ.

Cái gọi là Phật giáo ngày nay nói chung có hai nhóm chính là Tiểu Thừa và Đại Thừa; và từ hai nhóm nầy có hàng trăm tông phái khác nhau. Mỗi tông phái có những kinh sách, những phương cách tụng niệm, những tư tưởng tín ngưỡng nhiều khi hoàn toàn khác nhau hay tương phản hẳn nhau.

Phần lớn cái gọi là nền tín ngưỡng của Phật giáo ngày nay chỉ là những sản phẩm hỗn tạp của các tín điều xuất phát từ Ấn Độ giáo và Lão giáo. Tuy vậy tông phái nào cũng cho rằng chỉ có họ mới đi đúng con đường của Thích Ca đã đi.

Trong tất cả những gì truyền dạy trong Phật giáo ngày nay có một số rất ít các nguyên lý mà hầu như tông phái nào cũng đồng ý với nhau. Vì lý do nầy, rất có thể đây là, và chỉ có đây mới là, những gì Thích Ca đã dạy khi còn sinh tiền. Tôi gọi chúng là những nguyên lý cơ bản của Phật giáo.

Những nguyên lý cơ bản nầy gồm có các ý niệm "vô ngã", "vô thường" và "Tứ Diệu Đế".

Những nguyên lý cơ bản nầy có thể là chỉ vì ngẫu nhiên nhưng có nhiều điểm tương đồng với kiến thức khoa học cũng như tiêu chuẩn đạo đức và nhân bản ngày nay.

Tôi cho rằng Thích Ca không hề dạy về các ý niệm như "tái sinh","luân hồi", "nhân quả", "độ trì", "Tây Phương Cực Lạc" khi còn sinh tiền. Các ý niệm nầy chỉ xuất phát từ lòng mong mỏi được trường tồn sau sự chết của con người và được các Trưởng Lão, các Tổ thêu dệt thêm vào hệ thống tư tưởng Phật giáo sau nầy.

Có thể nói chính những ý niệm dạng nầy là nền tảng cho tệ nạn mê tín dị đoan bành trướng trong Phật giáo ngày nay.  


MỤC LỤC


Phần I – Quan Điểm và Nhận Xét về Phật Giáo


1. Triết Lý Phật Giáo dưới Cái Nhìn của Tôi

2. Vài Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan của Phật Giáo

3. Tôi Không Xem Tôi là Một Phật Tử

4. Sư Sãi và Phu Quét Đường

5. Chèo Thuyền Ngược Nước

6. Tùy Duyên Hóa Độ

7. Tiểu sử Hòa Thượng Tuyên Hóa

8. Vài Lời về Phật Giáo Tây Tạng

9. Khắc Đẽo cho ra Phật

10. Đống Rác

11. Vài Nét về Đại Thừa và Tiểu Thừa

 

Phần II - Phật Giáo và Mê Tín

1. Kinh Sách Phật Giáo

2. Vài Nét về Phật Giáo và Mê Tín

3. Các Nguyên Lý Cơ Bản của Phật giáo

4. Lời Dạy Nguyên Thủy của Thích Ca

5. Mê Tín trong Phật Giáo

6. Luật Nhân Quả

7. Đầu Thai và Luân Hồi

8. Quan Âm Bồ Tát chỉ là một Sản Phẩm Tưởng Tượng


9. Phật A Di Đà và Phật Di Lặc


10. Một Phật Giáo Phi Tín Ngưỡng, Phi Tôn Giáo

 

Những bài khác có tiêu đề liên quan:

- Mê Tín Dị Đoan và Tín Ngưỡng

 

Phần III –Sự Tham Lam và Mê Muội của Phật Tử

1. Sự Vô Ý Thức của Phật Tử

2. Những Thiêng Liêng Nhân Tạo

3. Kinh Phổ Môn

4. Sự Ngờ về một cái Ngã

5. Vô Số Phật từ Vạn Ức Kiếp trước Thích Ca Mâu Ni

6. Phật Giáo Vô Thần

7. Ba Mươi Bẩy Phẩm Trợ Đạo

8. Quán Cơm Chay

9. Gấm Thượng Hải

10. Chiếc Bè

11. Không cần Bái Lạy Phật

12. Chùa

13. Thiền Viện

14. Bất Khả Tư Nghì

15. Hũ Cốt

16. Xá Lợi

 

Phần IV - Một Đời Sống không Nhân Quả không Luân Hồi

1. Đạo Đức           [Chưa hoàn tất]

2. Sự Chết             [Chưa hoàn tất]

3. Ý Nghĩa của Đời Sống    [Chưa hoàn tất]

4. Ăn Chay            [Chưa hoàn tất]

 

Những bài khác có tiêu đề liên quan:

- Sự Tự Do và Sức Mạnh của một Người Phi Tôn Giáo

- Đạo Đức là một Sản Phẩm của Quá Trình Tiến Hóa Tự Nhiên

- Đạo Đức Hiện Hữu không cần Tôn Giáo

- Điểm Thất Lợi của sự Phổ Biến Khái Niệm Phi Tôn Giáo Phi Tín Ngưỡng



 

Đề mục nầy đang được bổ túc và cập nhật mỗi khi có bài viết mới.

 

Make a Free Website with Yola.